Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước và đánh giá khả năng tiếp nhận ô nhiễm môi trường của các nhánh sông chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Thứ tư - 14/03/2018 16:43 649 0
Từ trước đến nay, việc đánh giá chất lượng nước sông trên địa bàn tỉnh Hải Dương thường dựa vào việc phân tích các thông số chất lượng nước riêng biệt, sau đó so sánh từng thông số đó với giá trị giới hạn được quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn Quốc gia hiện hành.
GIẢI C
(Giải thưởng Khoa học và Công nghệ|Côn Sơn tỉnh Hải Dương lần IV-2016)
Chủ nhiệm: Ths Tạ Hồng Minh
Các cộng sự: Phan Thị Uyên, Nguyễn Thị Bích Ngọc và các cộng sự khác
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương
Thời gian thực hiện: 2011-2012
I. SỰ CẦN THIẾT
Từ trước đến nay, việc đánh giá chất lượng nước sông trên địa bàn tỉnh Hải Dương thường dựa vào việc phân tích các thông số chất lượng nước riêng biệt, sau đó so sánh từng thông số đó với giá trị giới hạn được quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn Quốc gia hiện hành. Tuy nhiên, cách làm này có nhiều điểm hạn chế như sau:
- Khi đánh giá chất lượng nước qua nhiều thông số riêng biệt sẽ không nói lên diễn biến chất lượng nước tổng quát của một con sông (hay đoạn sông) và do vậy khó so sánh chất lượng nước từng vùng của một con sông, so sánh chất lượng nước của con sông này với con sông khác, chất lượng nước thời gian này với thời gian khác (theo tháng, theo mùa), chất lượng nước hiện tại so với tương lai… Vì thế, sẽ gây khó khăn cho công tác giám sát diễn biến chất lượng nước, khó đánh giá hiệu quả đầu từ để bảo vệ nguồn nước và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước.
- Khi đánh giá qua các thông số chất lượng nước riêng biệt, chỉ các nhà khoa học hoặc nhà chuyên môn mới hiểu được, do đó khó thông tin về chất lượng nước cho cộng đồng và các cơ quan quản lý Nhà nước để ra các quyết định phù hợp với bảo vệ và khai thác nguồn nước.
II.TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO VÀ GIÁ TRỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Để khắc phục các nhược điểm trên, đề tài nghiên cứu phân vùng chất lượng nước và đánh giá khả năng tiếp nhận ô nhiễm môi trường của các nhánh sông chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã nghiên cứu, áp dụng, một bộ chỉ số cho phép lượng hóa  được chất lượng nước, nghĩa là biểu diễn chất lượng nước theo một thang điểm thống nhất, có khả năng mô tả tác động tổng hợp của nồng độ nhiều thành phần hóa-lý-sinh có trong nguồn nước. Bộ chỉ số đó được gọi là chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index-WQI).
Đây là đề tài đầu tiên được thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dương sử dụng chỉ số chất lượng nước WQI để phân vùng chất lượng nước. Đề tài đã xây dựng được hai bản đồ phân chất lượng nước trong mùa mưa và mùa khô, đây là những công cụ có thể giúp các nhà quản lý dễ hiểu và dễ đánh giá chất lượng môi trường ở mỗi thủy vực.
 Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ cho việc quản lý, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
 Việc phân loại nước dựa vào giá trị WQI đã được số hóa để dễ hiểu đối với các cơ quan quản lý và người dân về hiện trạng ô nhiễm nguồn nước để đưa ra các quyết sách hoặc có biện pháp sử dụng nguồn nước hợp lý.
III. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Hiệu quả kinh tế - xã hội
Kết quả của Công trình là cơ sở khoa học phục vụ việc quản lý, qui hoạch,phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Việc phân loại chất lượng nước dụa vào giá trị WQI đã được số hóa tạo ra sự dễ hiểu đói với cơ quan quản lý nhà nước và dân chúng về hiện trạng mức độ ô nhiễm của một đoạn sông, hồ, đầm… Chỉ cần cơ quan quản lý môi trường hoặc quản lý tài nguyên nước thông báo về giá trị WQI kèm theo giải thích về phân loại chất lượng nước theo các giá trị này thì các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và nhân dân có thể hiểu ngay nguồn nước của nơi đó như thế nào, có phù hợp với mục địch sử dụng cụ thể nào đó hay không.
2. Hiệu quả về bảo vệ môi trường
Việc nghiên cứu chỉ số chất lượng nước WQI để đánh giá phân vùng chất lượng nước, xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước trong hai mùa, sử dụng mô hình Qual2K xây dựng bản đồ sức chịu tải môi trường đối với mục tiêu cấp nước cho tưới tiêu và cấp nước cho nuôi trồng thủy sản, phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Quá trình thực hiện bao gồm các nội dung:
+ Điều tra, thu thập và kiểm kê thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, hiện trạng các hoạt động sản xuất và sinh hoạt có ảnh hưởng đến chất lượng nước sông, kiểm kê các nguồn xả vào các nhánh sông được lựa chọn trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường nước sông, bao gồm 75 điểm trên nhánh sông chính và 80 điểm trên nhánh sông phụ trong hai mùa mưa và mùa khô với 29 thông số quan trắc. Kết quả cho thấy hầu hết các nhánh sông đều bị ô nhiễm các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và hàm lượng E.Coli… Đây là cơ sở để tính toán xác định chỉ số chất lượng nước và đánh giá sức chịu tải của môi trường nước trên các hệ thống sông.
+ Nghiên cứu áp dụng bộ chỉ số chất lượng nước phù hợp với điều kiện của địa phương. Qua nghiên cứu, công trình đã áp dụng bộ chỉ số WQI do Tổng Cục môi trường đưa ra. Kết quả tính toán chỉ ra về mùa mưa chất lượng nước các sông có xu hướng giảm hơn so với mùa khô, hầu hết các sông tự nhiên chỉ sử dụng được cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương.
+ Đánh giá khả năng chịu của từng nhánh sông bằng phương pháp bảo toàn và phương pháp mô hình, xác định khả năng tự làm sạch đốiv ới các thông số ô nhiễm của các hệ thống sông khảo sát. Kết quả cho thấy 15/19 sông còn khả năng chịu tải đối với các chỉ số dùng cho mục đích tưới tiêu; 7/19 sông còn khả năng chịu tải đối với các thông số dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản.
IV. THÀNH TÍCH CÔNG TRÌNH
Biên bản họp Hội đồng KHCN cấp tỉnh ngày 25/6/2013 nghiệm thu kết quả công trình KH&CN, xếp loại xuất sắc.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây