Ghép hình con vật bằng lá cây

Thứ năm - 28/01/2016 08:46 631 0

GIẢI KHUYẾN KHÍCH
(Giải thưởng khoa học công nghệ Côn Sơn lần III)
- Chủ nhiệm: Hoàng Thị Dinh

- Đơn vị: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương
I - Tính mới
Công trình là ý tưởng mới lạ, sử dụng hồ dán hoặc băng dính, lựa chọn các loại lá cây ghép thành hình ảnh các con vật dán lên một mặt giấy, trẻ mầm non thực hiện rất dễ dàng. Giáo viên mầm non và trẻ mầm non nào cũng có thể làm được. Đây là sản phẩm phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ. Công trình đã tạo ra những hình ảnh sinh động, màu sắc tự nhiên, đẹp, hấp dẫn. Không chỉ luyện sự khéo léo của các ngón tay, công trình đặc biệt quan tâm đến khả năng sáng tạo khi tạo ra sản phẩm, sự phối hợp các chi tiết, màu sắc, sự lựa chọn các loại lá cho phù hợp với ý tưởng của trẻ.
II - Tính sáng tạo
Công trình chủ yếu để phát triển sự quan sát và phát huy sự khéo léo của trẻ, trẻ chỉ việc lấy các chi tiết (mảnh) rời theo mẫu có sẵn và tìm chỗ trống có hình tương tự ghép vào là được. Phát huy hoạt động tích cực và khả năng sáng tạo của trẻ.
Ngoài việc giúp trẻ nhận biết các loại cây thông qua lá và trẻ so sánh về đặc điểm các loại lá cây (to - nhỏ, dài - ngắn, dày - mỏng, rộng - hẹp, màu sắc khác nhau) giáo viên có thể cho ghép hình các con vật bằng lá cây và có thể sử dụng sản phẩm của trẻ tạo ra dùng để:

 

- Dạy trẻ hoạt động tạo hình ghép hình các con vật theo chủ đề.

- Sản phẩm trẻ ghép được có thể sử dụng làm vật mẫu để giới thiệu vào các hoạt động khác: giờ học tạo hình, khám phá về thế giới động vật.

- Dạy trẻ làm quen với toán: số lượng lá cây tạo ra các con vật…

- Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo với các con vật trẻ ghép được để phát triển ngôn ngữ và tư duy.

III - Hiệu quả kinh tế -  xã hội

Việc tạo ra sản phẩm đơn giản, rẻ tiền. Chỉ cần mua keo dính

An toàn tuyệt đối với trẻ trong quá trình tạo ra sản phẩm và sử dụng. Đáp ứng được chương trình giáo dục mầm non. Đặc biệt là phế liệu của công trình đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường, vì đây là nguyên liệu rất dễ tiêu hủy.

Công trình có thể áp dụng rộng rãi cho trẻ mầm non ở tất cả các vùng miền, các loại hình trường, lớp (công lập, tư thục).

Hiện nay công trình đã được ứng dụng trong toàn tỉnh và trên toàn quốc, một số tỉnh nổi bật như Bắc Ninh, Thanh Hóa.

IV – Thành tích của công trình
Giải Nhì Hội thi STKT tỉnh Hải Dương lần VI (2008-2009)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây