Một đời tận hiến cho sự nghiệp giáo dục

Thứ bảy - 30/01/2016 02:33 398 0
Gần 50 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, nhà giáo, TS. Phạm Trung Thanh, nguyên Bí thư Đảng ủy, hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm, hiện là Chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh luôn chứng tỏ và khẳng định niềm say mê, ham học hỏi, sự cống hiến cho sự nghiệp giáo dục là những phẩm chất cao quí, đáng trân trọng của ông..

Tôi hẹn và tìm đến nhà riêng để gặp ông trong một ngõ hẹp gần khu tập thể Bình Minh, phường Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Dương. Trong căn phòng khách bài trí đơn giản, nổi bật hơn cả là những tấm Huân chương, bằng khen, kỷ niệm chương,  giấy khen trong suốt quá trình cống hiến của ông với sự nghiệp  giáo dục.

Năm nay đã 72 tuổi, nhưng nhà giáo Phạm Trung Thanh vẫn nhanh nhẹn, minh mẫn. Đặc biệt là khi nhắc đến khoảng thời gian gắn bó với giáo dục, những kỉ niệm, những suy tư lại được ông say xưa kể lại cùng với phân tích đánh giá một cách tường tận. Tôi hỏi ông đến với nghề nhà giáo từ khi nào, ông bảo có lẽ đấy là cái “duyên”  của ông với nghề sư phạm. Cho nên, năm 1960 sau khi tốt nghiệp cấp III, ông thi vào khoa Hóa trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nhưng không được toại nguyện, Bộ Đại học lại chuyển ông đến học khoa Hóa trường Đại học sư phạm Vinh. Và ông theo học ở đó với tâm niệm rằng, muốn làm thầy giỏi thì phải học cho giỏi. Tốt nghiệp ĐHSP Vinh, ông là một trong số ít sinh viên đ­ược giữ lại trư­ờng làm giảng viên. Vừa giảng dạy, vừa học thêm, khi vừa tròn 25 tuổi ông đã có hai bằng đại học: Hoá học và Tâm lý học. Công tác ở ĐHSP Vinh suốt 21 năm với biết bao gian nan, khó nhọc của thời chống Mỹ cứu nư­ớc, ông luôn luôn tranh thủ thời gian để tự học, tự nghiên cứu. Ông đã bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ khoa học Sư ­ phạm - Tâm lí năm 1984 (nay là Tiến sĩ), với tư­ cách là nghiên cứu sinh đầu tiên của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam hoàn thành tr­ước thời hạn qui định hơn một năm. Nói về chuyện tự học, tự nghiên cứu, tôi rất đồng tình với quan niệm mà bao năm qua ông từng theo đuổi: "Tự học là phư­ơng thức cơ bản nhất của việc học suốt đời" và vì thế, ông coi tự học, tự nghiên cứu là nguồn nội lực giúp ông trưởng thành.Trong quá trình tự học, ông rất coi trọng học viết và nói. Vì hai hoạt động này không thể thiếu đư­ợc đối với ngư­ời thầy. Nhận thức đ­ược điều đó, ông đã sớm có kế hoạch tập luyện cho mình ngay từ khi bư­ớc vào nghề dạy học. Ông cho rằng, trong mối quan hệ giữa nói và viết, thì viết là gốc. Có viết tốt thì mới hy vọng nói đư­ợc hay. Dĩ nhiên, muốn nói hay còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Theo ông, viết cũng là một cách học, một cách tự bồi dư­ỡng, vì việc làm này không đơn thuần là rèn luyện khả năng ngôn ngữ, mà còn biết cách thu thập, xử lý thông tin, khả năng khái quát, tổng hợp và cách trình bày một vấn đề.  Phần th­ưởng xứng đáng cho sự cố gắng rèn luyện cách viết, cách nói là ông có vài trăm bài báo đã đư­ợc đăng trên các báo, mà ông đã đóng thành tập để lưu giữ; ông trở thành cộng tác viên tích cực của các báo: "Ng­ười giáo viên nhân dân", "Giáo dục và thời đại", "Nghiên cứu giáo dục"; “Hải D­ương”, “Đài Tiếng nói Việt Nam”. Với tư­ cách là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ thắp sáng ­ước mơ tuổi trẻ Hải D­ương do tỉnh Đoàn quản lí, ông đã tham gia nhiều buổi giao l­ưu trao đổi kinh nghiệm học tập, rèn luyện với học sinh các tr­ường tiểu học, THCS, THPT trong tỉnh. Là cộng tác viên của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, ông đã nhiều lần giao l­ưu về các chuyên đề: "Tuổi hồng", "Chuyện quanh ta", "Chuyện cuối tuần"... Với những đóng góp đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, ông đã được Trung ư­ơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Bằng khen và Kỷ niệm chư­ơng "Vì thế hệ trẻ".

ng

Nhà giáo, TS Phạm Trung Thanh.

Gần 50 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, trực tiếp  giảng dạy, đào tạo những ngư­ời thầy ở Trư­ờng Đại học Sư ­ phạm Vinh 21 năm; 16 năm ở Cao đẳng Sư­ phạm Hải Dư­ơng ; hơn 10 năm trên cư­ơng vị lãnh đạo Cựu giáo chức tỉnh, với quyết tâm và lòng kiên trì học tập, nghiên cứu, ông đã vượt qua bao khó khăn, vất vả của cuộc sống, của nghề nghiệp để đến với những thành công, đư­ợc anh em đồng nghiệp công nhận. Trong quá trình công tác, khi là giáo viên, cũng như khi là cán bộ quản lý, ông là người say mê, dành nhiều thời gian cho công tác nghiên cứu khoa học giáo dục, và viết sách. Hồi mới ra trường, là Phó Bí thư­ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của tr­ường ĐHSP Vinh, giải thưởng khoa học đầu tiên ông đư­ợc nhận của nhà trường về đề tài: "Học tập theo phong cách xã hội chủ nghĩa" và sau đó đề tài này đ­ược viết thành sách để sinh viên tham khảo. Qua quá trình thực hiện gần 20 đề tài khoa học thuộc các cấp quản lý khác nhau, ông rút ra được một kết luận: Nghiên cứu khoa học là một hình thức tốt nhất trong hoạt động tự học, tự bồi d­ưỡng để nâng cao trình độ. Bởi vì, những yêu cầu khách quan của quá trình nghiên cứu một đề tài khoa học đòi hỏi bất kỳ ai cũng phải thực hiện nghiêm túc những công việc cần thiết mới có thể tìm ra lời giải đáp thích hợp. Và cũng chính qua đấy, mỗi ng­ười có điều kiện tự đánh giá chính xác khả năng của mình, từ đó có kế hoạch tự học tập, nâng cao trình độ một cách phù hợp, để trưởng thành hơn trong khoa  học, trong trường đời.
Ông tâm sự rằng:  Để có được học vị, địa vị là cần thiết, như­ng điều quan trọng hơn là phải có đư­ợc năng lực thực tiễn, phải có đ­ược những tri thức tương ứng với học vị, địa vị đó. Trong số các vấn đề đã nghiên cứu, ông thực sự hứng thú với các đề tài: "Tìm hiểu lý tư­ởng nghề nghiệp của người thầy giáo xã hội chủ nghĩa";  "Nghiên cứu phư­ơng pháp học tập của sinh viên"; "Đổi mới ph­ương pháp dạy học trong các nhà trư­ờng hiện nay"; “ Xây dựng trường Cao Đẳng sư phạm tỉnh Hải Dương thành trường Đại học Hải Dương”, đề tài được đánh giá đạt xuất sắc, nhưng do một số nguyên nhân khách quan, đề tài không được triển khai vào thực tế. Đến nay,  ông vừa là tác giả vừa là chủ biên 16 đầu sách làm giáo trình và tài liệu tham khảo cho các trường cao đẳng , Đại học và ngành giáo dục. Trong tổng số 16 đầu sách đã đ­ược xuất bản, thì có tới 6 đầu sách đư­ợc viết và xuất bản trong thời gian ông đã nghỉ hư­u. Trong đó, ông rất tâm đắc với các cuốn: "Phương pháp mới trong giáo dục trẻ em", "Đồng hành cùng con cháu thắp sáng tương lai"...

Là người gắn bó, tâm huyết với nghề giáo, nên sau một năm nghỉ hưu, khi Hội Cựu giáo chức của tỉnh thành lập, ông tự nguyện tham gia. Tại Đại hội thành lập Hội Cựu giáo chức tỉnh năm 2004, ông được bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký. Đến Đại lần thứ II, nhiệm kỳ 2009-2014; Đại hội  lần thứ III, nhiệm kỳ 2014-2019, ông được Đại hội bầu làm Chủ tịch với tín nhiệm cao. Là người đứng đầu một tổ chức xã hội- nghề nghiệp, hoạt động dựa vào tấm lòng nhiệt tình, không có kinh phí, nhưng vì tình nghĩa với các nhà giáo, với sự nghiệp giáo dục, ông đã cùng Ban chấp hành Hội qui tụ được phần lớn các giáo viên trong tỉnh đã nghi hưu vào tổ chức Hội. Đem tâm huyết và những kinh nghiệm đã tích lũy được vào việc tổ chức, quản lí các hoạt động của Hội Cựu giáo chức, ông cùng tập thể Ban Chấp hành đư­a phong trào hoạt động của Hội CGC Hải Dư­ơng trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu của Trung ­ương Hội trong nhiệm kì II (2009 - 2014). 
Trong công tác Hội, ông luôn quan tâm xây dựng và phát triển tổ chức Hội. Hội Cựu giáo chức có tổ chức đến cấp huyện, xã. Ngoài việc chăm lo đời sống tinh thần cho các hội viên, các tổ chức hội còn quan tâm tới các hoạt động tư vấn cho ngành giáo dục. Hằng năm, được sự quan tâm, hỗ trợ kinh phí của nhà trường, của phòng Giáo dục, tổ chức Hội Cựu giáo chức các cấp tổ chức được một số hình thức hình thức tư vấn cho ngành giáo dục thông qua các hình thức tọa đàm, hội thảo theo chuyên đề cụ thể. Ông trăn trở cùng tập thể Ban Chấp hành tìm tòi, duy trì những hình thức hoạt hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của Hội. Ông tâm sự rằng, trong điều kiện hoạt động Hội khó khăn về vật chất, nhưng bù lại ông có được thuận lợi là thái độ ủng hộ thực sự của lãnh đạo Hội các cấp là những người thầy giàu tâm huyết với nghề nhà giáo, với tổ chức Hội.

Ông đã nghỉ hưu hơn 10 năm. Đối với ông, nghỉ hưu không có nghĩa là nghỉ làm việc. Hằng ngày, ông vẫn đọc sách, viết báo, nghiên cứu, vẫn tham gia công tác xã hội của Phường …, nhưng ông dành nhiều thời gian, tâm huyết cho các hoạt động của Hội Cựu giáo chức. Ông nhận được nhiều phần thưởng từ các tổ chức. Song, phần thưởng lớn nhất đối với với nhà giáo Phạm Trung thanh là ông được nhiều thế hệ học trò kính trọng, các hội viên Hội Cựu giáo chức tin yêu, mến phục. Đó là sự đánh giá, nguồn cổ vũ động viên vô cùng to lớn đối với ông- một nhà giáo suốt đời tận tụy cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

                                                                    Đại Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây