Những minh văn này không chỉ làm sáng tỏ tiểu sử chủ nhân gốm Chu Đậu trên nhiều phương diện mà còn xác định một căn cứ lớn của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược, ở thế kỷ XV. Văn bia nguyên văn khắc bằng chữ Hán, chữ Nôm, dưới đây là phần phiên âm và dịch nghĩa.
Tượng Bùi Thị Hý khai quật ở biển Cù Lao Chàm năm 1998 và hình tượng khắc trên gạch, khai quật tại Quang Tiền năm 2011.
Mộ khu Cổ Ngựa đường.
Sác mệnh Vương triều vũ quan Bùi Đình Nghĩa, tại Quang Ánh trang tôn lập, cập nhật y luyện chiến mã, tinh binh vệ quân đại chiến Đông Quan thành.
Bình Định Vương cửu niên.
Dịch nghĩa: Khu mộ tại Cổ Ngựa đường.
Thực hiện sắc lệnh của Vương triều (Lê), Vũ quan Bùi Đình Nghĩa, tôn lập tại trang Quang Ánh, khu Cổ Ngựa đường, để kịp thời rèn luyện ngựa chiến, quân tinh nhuệ, quân bảo vệ (chuẩn bị) đánh một trận lớn ở thành Đông Quan (Thăng Long). Năm Bình Đinh vương thứ 9 (1426).
Văn bia chỉ có 40 chữ, nhưng bao chứa nhưng thông tin quan trọng. Vào năm 1426, cuộc khởi nghĩa chống Minh đã vào giai đoạn cuối, rất quyết liệt. Thực hiện mệnh lệnh của vương triều, cụ thể ở đây là Lê Lợi, Võ quan Bùi Đình Nghĩa đã lập một căn cứ để luyện ngựa chiến, quân lính chuẩn bị cho trận tổng công kích lớn vào thành Đông Quan, tức thành Thăng Long. Văn bia này có thể khắc muộn hơn nhưng sự kiện được xác định vào năm 1426, khi nghĩa quan tiến quân ra Đông Đô. Khu đất này sau trở thành một nghĩa địa.
Bia hình tượng Tổ cô và thủy tổ họ Bùi.
Phiên âm: Cổ tượng hình Tổ cô, hiệu Vọng Nguyệt, nguyên thị chủ thập dư trang phường đào từ bình.
Hình tượng Tổ cô, đại loạn hóa tượng, họa lại truyền hậu thế.
Dịch nghĩa: Hình tượng cổ của Tổ cô(Bùi Thị Hý), tên hiệu là Vọng Nguyệt, nguyên là người làm chủ trên 10 trang phường làm bình sứ. Hình tượng Tổ cô do đại loạn mà hóa (phá bỏ), nay vẽ lại để truyền cho hậu thế biết.
Bia này khắc trên gạch, chỉ có 31 chữ, ghi bên cạnh một hình khắc một phụ nữ quý phái, mạc áo dài hoa, hai tay bê một bình gốm, nhưng cho một thông tin vô cùng quan trọng.
Khi khai quật ở biển Cù Lao Chàm, cách đất liền 40km, 1997-1999, tìm được một bức tượng bằng sứ, men màu tam thái, thể hiện hình tượng một người phụ nữ quý phái, trang phục áo dài có hoa văn, 3 màu, đầu búi tóc, chân đi hài, tượng cao chưa đầy 30cm. Đây là biểu tượng phu nhân quý tộc, nhưng đấy là ai. Đây là pho tượng nữ duy nhất khai quật được dưới đáy biến sâu 70m, khi khai quật lại lần thứ hai, người ta tìm được ba pho tượng nữa, nhưng đều là nam giới. Nghiên cứu pho tượng này, chúng tôi ngờ rằng đây là tượng Bùi Thị Hý, được các thủy thủ và thương gia mang theo và thờ trên tầu để cầu may. Đây chỉ mới là giả định, chưa có cơ sở khoa học vững chắc. Khi khai quật được tâm bia và hình tượng điêu khắc trên, đối chiếu với pho tượng khai quật trong tầu Cù Lao Chàm hoàn toàn giống nhau. Đó là bằng cứ để kết luận tượng sứ nem tam thái tìm được trong con tầu ở đáy biển Cù Lao Chàm chính là tượng Kỳ tài phu nhân Bùi Thị Hý. Tượng thờ tại từ đường bị hóa đồng dạng, nhưng hẳn phải to hơn và có thể bằng gỗ. Tượng không chỉ cho biết chân dung Bùi Thị Hý mà còn cho thấy trang phụ của phụ nữ quý tộc thế kỷ XV như thế nào, đây là tư liệu quý hiếm hiện nay. Căn cứ tư liệu khoa học, Công ty gốm Chu Đậu đã phóng tác trên cơ sở pho tượng sứ khai quật được thành pho tượng cùng chất liệu, hình dáng cũng như hoa văn, nhưng cao trên 1m, thờ tại Quang Tiền và nhà thờ tổ nghề tại Chu Đậu.
Tại nơi tìm được tấm bia nói trên, còn tìm được tấm bia có kích thước tương tự, nhưng khắc hình tượng một quan văn, đội mũ cánh chuyền, ngồi trên ngai rất bệ vệ, với lới chú: Tượng thủy tổ Bùi Quốc Hưng, cung do hoàn cảnh đại loạn mà hủy như trên. Qua đây có thể khẳng định, tại Từ đường họ Bùi Quang Ánh, trước đây đã có tượng Khai quốc công thần Bùi Quốc Hưng và Tổ cô Bùi Thị Hý, do loạn lạc mà hai pho tượng trên đều bị hủy.
Bia Giáo tự đường(教字堂碑).
Lão tướng Bùi Quốc Hưng ban tặng nhị tôn Bùi Thị Hý, Bùi Khởi Giáo tự đường. Thuận Thiên ngũ niên xuân.
Dịch nghĩa:Lão tướng Bùi Quốc Hưng ban tặng hai cháu Bùi Thị Hý, Bùi Khởi ngôi trường dạy chữ. Mùa Xuân năm Thuận Thiên thứ 5- Dương lịch là năm 1432.
Từ những tư liệu đã biết, Bùi Đình Nghĩa thân phụ Bùi Thị Hý và Bùi Đình Khởi hy sinh từ năm 1427, trong một trận đánh lớn ở Đông Đô, khi đó Bùi Thị Hý mới 8 tuổi, từ đó hai chị em sống trong sự dưỡng dục của thân mẫu Vũ Thị Thủy, và sự bảo trợ của Lão tướng Bùi Quốc Hưng. Ngôi nhà dạy chữ này do Bùi Quốc Hưng xây dựng, chuyên giáo dục chữ nghĩa cho hai cháu, khi đó ông đã ngaoì 70 tuổi. Đây là điều kiện quan trọng bậc nhất để Bùi Thị Hý trở thành một danh nhân sau này.
Phu quân ký sự bi minh
Cao cao tổ Vũ Thị Thủy phu nhân, kỵ thập nguyệt, sơ thập nhật.
Bảo Đại Nhâm Thân niên, Lý trưởng Bùi Đức Nhuận ký tòng bản cổ.
Quốc hữu ngoại xâm, phụng vương kháng giặc, toàn tam đại đồng vi tướng: phụ thân Bùi Quốc Hưng, huynh trưởng Bùi Bị, duệ tôn Bùi Ban đồng phu quân ngã thị Vũ quan Bùi Đình Nghĩa hưu chi mưu chí thượng danh, thân trường ngũ xích nhất thốn, dụng kình đao nhị thận ngũ cân, vâng mệnh vương triều, tuyển luyện tinh binh, chiến mã, vệ quân, đại chiến Đông Quan thành. Phu quân dũng trận, tử vong hùng liệt, vô tri mộ táng. Hậu đặc tặng ban quan điền lộc vương triều tại Quang Ánh trang.
Nguyên ngã thị hậu duệ Bảo trạng Mạc Đĩnh Chi, bản thổ tại Lũng Động, chi Hồ triều kích sát, ngã biệt cư chí Quang Ánh trang, hoán cải Vũ tính, húy Thủy. Bi ai phu quân, ký truyền hậu thế.(173 chữ)
Dịch nghĩa: Bia ghi việc binh của phu quân.
Cao cao tổ phu quân của Vũ Thị Thủy, giỗ ngày 10 tháng 10.
Lý trưởng Bùi Đức Nhuận ghi như bản cổ, năm Bảo Đại Nhâm Thân (1932).
Nước có giặc ngoại xâm, phụng mệnh vương triều đánh giặc, cả nhà ba đời đều làm tướng: phụ thân là Bùi Quốc Hưng, anh cả là Bùi Bị, cháu là Bùi Ban, cùng với phu quân của bà họ Vũ của nhà ta là Bùi Đình Nghĩa, người có chí, mựu lược hơn người, thân cao 5 thước một tấc (2,04m), dùng kình đao nặng 25 cân(12,5kg), vâng lênh vương triều, tuyển và rèn luyện quân tinh nhuệ, ngựa chiến, lĩnh vảo vệ, tiến đánh thành Đông Quan một trận lớn. Phu quân anh dũng xông trận, hy sinh oanh liệt, không biết nơi an táng, sau được vương triều (Lê) ban tặng lộc điền tại trang Quang Ánh.
Nguyên bà tổ nhà ta là hậu duệ quan trạng cao quý Mạc Đĩnh Chi, ở tại đất Lũng Động. Đến triều Hồ bị đánh phá, tàn sát, bà tổ ta biệt cư đến trang Quang Ánh, cải đổi thành họ Vũ, tên húy là Thủy. Thương thay cho phu quân, nay ghi để truyền con cháu đời sau.
Bia do cụ Bùi Đức Nhuạn khắc năm 1932, nhưngtư liẹu lấy từ các bản gia phả cổ, một trong những gia phả cổ đó được viết trên lụa từ năm 1832, hiện còn được lưu giữ tại gia đình anh Lợi. Văn bia cho biết, Bùi Đình Nghĩa là người cao lớn, dùng đao nặng tới trên 12 kg. Cũng từ đây có thể hình dung Bùi THị Hý, ngoài trí tuệ, tài năng còn người sức vóc như thế nào mới có thể là người đi biển đương thời. Văn bia cũng cho biết, Khi Hồ Quý Ly lên ngôi có truy sát những công thần nhà Trần, trong đó có hậu duệ Mạc Đĩnh Chi, vì thế mới phải lưu tán, cải hoán họ tên mà Vũ Thị Thủy là một ví dụ. Cuối năm 1427, giữa nghĩa quân Lam Sơn và giặc Minh có nhiều trận huyết chiến để giành thắng lợi cuối cùng, chính vì vậy mà Mã vũ Bùi Đình Nghĩa đã hy sinh anh dũng. Lộc điền của quan Mã vũ văn bia này không nói rõ, nhưng ở những tư liệu khác cho biết là 55 mẫu.