Giới thiệu Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tăng Thị Hạnh

Thứ tư - 03/05/2023 16:40 301 0
Giới thiệu Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tăng Thị Hạnh
 
clt tthanh
PGS.TS Tăng Thị Hạnh
I. Thông tin chung:
Sinh ngày: 02-7-1975
Quê quán: Xã Thanh Lang, Huyện Thanh Hà, Tỉnh Hải Dương.
Chức vụ cao nhất: Trường Bộ môn Cây lương thực, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Học hàm, học vị:
Được phong hàm Phó Giáo sư 2015
Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Nông nghiệp tại Trường Đại học Kyushu, Nhật Bản, tốt nghiệp năm 2008 với luận án: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, quang hợp và sử dụng đạm của giống lúa lai Việt Nam (Việt Lai 20).
II. Quá trình công tác:
1997 đến nay: Cán bộ giảng dạy, Phó Bộ môn, Trưởng Bộ môn Cây lương thực, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
III. Thành tựu khoa học:
Chủ nhiệm và tham gia các Đề tài, Dự án tiêu biểu:
 - Chủ nhiệm Dự án hợp tác quốc tế Việt - Bỉ: Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho sản xuất lúa tại vùng đất nhiễm mặn ven biển phía Bắc Việt Nam (2015-2017).
- Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đặc điểm nông sinh học của tập đoàn giống lúa chịu mặn thu thập tại vùng ven biển phía Bắc Việt Nam (2009-2011).
- Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sản xuất thử giống lúa ngắn ngày DCG72 cho các tỉnh miền Bắc và Duyên hải Nam trung bộ (2018-2019).
- Tham gia Dự án JICA: Dự án phát triển cây trồng cải tiến cho vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam (2011-2015).
- Tham gia Dự án Hợp tác song phương đa phương, Bộ Khoa học Công nghệ: Chọn tạo giống lúa japonica phù hợp với chế biến dầu cám gạo tại Việt Nam (2019-2021).
- Tham gia đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu hữu cơ, phân bón hữu cơ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất một số loại rau, quả ở các tỉnh phía Bắc (2017-2021).
Tham gia Dự án sản xuất thử cấp Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hoàn thiện quy trình và phát triển sản xuất giống lúa DCG66 giống ngô lai VNUA36 tại phía Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ (2021-2022).
Tham gia Dự án Quốc tế: Khảo sát tiềm năng phát triển kinh doanh bền vững của thị trường đối với doanh tư nhân sản xuất điện và phân bón hữu cơ bằng công nghệ lên men khí mêtan từ các loại rác thải rắn ở Việt Nam (2020-2022).
Giáo trình đã xuất bản:
1. Chủ biên “Giáo trình Cây lấy củ”, NXB Học viện Nông nghiệp, 2019.
2. "Giáo trình Cây lúa". Phạm Văn Cường (Chủ biên)Tăng Thị Hạnh, Vũ Văn Liết, Nguyễn Thiện Huyên và Nguyễn Hữu Tề. NXB Đại học Nông nghiệp, 2015.
Ngoài ra, là tác giả, đồng tác giả của 49 công trình khoa học được công bố trên tập chí khoa học trong nước và quốc tế, như các công trình: Đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số loại cây thức ăn gia súc ở các lần thu cắt tại Gia Lâm, Hà Nội ( đăng trên Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2020); Kết quả chọn tạo dòng lúa triển vọng DCG93 có năng suất cao, phôi to và vỏ lụa dày phục vụ chế biến dầu cám gạo ở Việt Nam (đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và PTNT năm 2021); Interacting effects of land-use change and natural hazards on rice agriculture in the Mekong and Red River deltas in Vietnam (đăng trên Nat. Hazards Earth Syst. Sci năm 2021); Response of Rice Giant Embryo Lines to Different Ecological Environments in Northern Vietnam (đăng trên J. Fac. Agr., Kyushu Univ năm 2021);…
IV. Khen thưởng:
Bằng khen Bộ NNN&PTNT về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác (2016), Chiến sĩ thi đua cấp Bộ năm 2021.
Lê Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây