Đền Bia – nơi thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh

Thứ tư - 24/02/2021 18:27 1.554 0
Đền Bia nằm cạnh đường quốc lộ 5B (tên gọi thời chống Mỹ) trên cánh đồng thôn Văn Thai thuộc tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng trấn Hải Dương (nay là thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương).
Đền Bia thờ Đại Danh y – Thiền Sư Tuệ Tĩnh. Tương truyền Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh người thôn Nghĩa Phú (còn gọi là làng xưa) thuộc Tổng Văn Thai huyện Cẩm Giàng, Phủ Thượng Hồng trấn Hải Dương (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương)
IMG 8613
Đền Bia lúc hoàng hôn.

Đại danh y có thân phụ là một nho gia, thân mẫu làm nghề canh nông tại một làng quê bình dị. Khi vừa tròn 6 tuổi thì song thân lần lượt qua đời, được sư cụ chùa Giám động lòng thương cảm đón về chùa nuôi nấng. Ít lâu sau, sư cụ chuyển về xây dựng chùa Hộ Xá hạt Giao Thủy tỉnh Nam Định, sư cụ đưa cậu học trò đi cùng. Ở chốn cửa chùa, Tuệ Tĩnh ngoài việc chăm lo công việc nhà chùa còn say sưa học kinh kệ nhà Phật, đặc biệt rất say mệ theo học đạo Nho. Đêm ngày chú miệt mài “nấu sử, sôi kinh”. Các tác phẩm kinh thư, kinh thư “chú” đọc trơn chu như cháo chảy. Quả là đáng anh minh thông tuệ hiếm có. Khi đã trở thành một nhà sư thì Người càng bộc lộ sự uyên thâm, uyên bác. Năm 21 tuổi, Nhà sư từ cửa Phật tham dự hội thi đình của Nhà vua và đỗ Đệ nhị Hoàng Giáp.
Với khát vọng chữa bệnh cứu vớt người đời trong cơn bệnh hoạn, sau khi tham dự khoa thi, người dồn toàn tâm, toàn ý vào việc tìm tòi,nghiên cứu phương thuốc trị bệnh cứu người. Đặc biệt Người khởi xướng nghề thuốc Nam với khẩu hiệu “Dùng thuốc nam trị bệnh cho người nước Nam” (Nam dược trị nam nhân). Với những lời bất hủ trong bài phú thuốc Nam.
“Dục huệ sinh dân
Tiên tầm thành dược
Thiên Thư Việt định Nam bang
Thi sản hữu thù Bắc quốc”
Bài phú trứ danh với ngôn từ độc đáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập, về nền y học Việt Nam từ thời cổ xưa. Suốt chặng đường đời lao tâm khổ tứ đã để lại cho nền y học cổ điển Nước nhà những pho sách vô cùng quý giá. Đó là tác phẩm “Nam dược thần hiệu”, “Nam dược chính bản” (Hường Nghĩa giác tư y thư) với những bài “nam dược quốc ngữ phú”, “trực giải chỉ nam dược tính phú”“các phương thuốc chữa bệnh” vô cùng độc đáo. Việc chữa bệnh cứu đời của Người lừng lẫy nước Nam. Vì thế năm ngoài 50 tuổi, người phải cống đi sang Trung Quốc chữa bệnh cho Hoàng Hậu của vua Minh. Sau khi Hoàng Hậu khỏi bệnh Nhà Vua hậu tạ rất hậu đãi. Tiếc rằng vị Thiền sư với bộ quần áo nâu sồng chẳng màng đến vàng bạc, châu báu, lụa là gấm vóc. Thiền sư ăn chay niệm Phật nên sơn hào hải vị, mỹ vị cao lương lại càng lãnh đạm. Cảm mến trước tài đức của vị Thiền sư, vua Minh lưu người ở lại trong cung phong làm Thái y chăm sóc sức khỏe cho nhà Vua cùng với hoàng thân quốc thích trong hoàng triều. Khi tuổi cao sức yếu, người tạ thế tại Trung Hoa.
Khoảng ba trăm năm sau, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho thời vua Lê chúa Trịnh (người cùng quê với Đại Danh Y Thiền Sư) đi sứ sang Trung Quốc. Một buổi chiều, đi dạo chơi trong khu lăng tẩm của các bậc quyền quý Trung Quốc, tiến sĩ phát hiện ra ngôi mộ của Đại Danh y Thiền Sư Tuệ Tĩnh. Trên tấm bia, ghi tên hiệu của người quá cố, ngoài ra có câu “ai về nước Nam cho tôi về với”. Thế mới biết, ở đất khách quê người lúc nào vị Thiền sư cũng đâu đáu nhớ về quê nhà không nguôi. Kể cả khi đã qua đời Người cũng khao khát được yên nghỉ tại quê hương đất nước. Cảm động tấm lòng cao quý của vị Thiền sư, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho dâng sớ xin nhà Vua cho chuyển hài cốt của vị Thiền Sư về cố quốc nhưng không được. Chỉ được phép phục chế bia như tấm bia trên phần mộ
Ra về, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho xin phép vua Lê, chúa Trịnh cho tạc tấm bia giống nguyên bản tấm bia trên phần mộ của Người tại Trung Quốc. Bia tạc xong, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho xin chuyển bia về thôn Nghĩa Phú để lập đền thờ. Bia do hai anh lính chở trên chiếc thuyền nan từ sông Hồng, sang sông Đuống rồi sang Lục Đầu Giang xuôi về sông Thái Bình về đến địa phận Tổng Văn Thai, thuyền rời khỏi sông (bấy giờ mùa nước lũ, lại chưa có đê sông Thái Bình) trên cánh đồng nước mênh mông khắp một vùng rộng lớn đến cánh đồng thôn Văn Thai nơi giáp gianh cánh đồng thôn Nghĩa Phú (quê hương của Người) thì thuyền lật úp, bia chìm dưới nước. Hai chú lính hụp lặn hồi lâu mò tấm bia nhưng không được. Đến mùa nước cạn bia nằm trên một gò đống nhỏ giữa cánh đồng. Lạ thay, ít lâu sau mối phủ kín bia. Nhân dân trong vùng lấy làm lạ bèn xây miếu lập bia trên ban thờ. Miếu thờ vị thánh chữa bệnh nên bà con trong vùng mỗi khi đau yếu thường kiếm nắm lá trong vườn chẳng hạn cảm sốt thì kiếm là tía tô, kinh giới, hương nhu, đau người, nhức xương thì kiếm lá ngải, lá lốt, dây đau xương, cây xấu hổ…v…v….đem ra miếu dâng lên làm lễ cầu nguyện rồi đem về đun uống thấy hiệu nghiệm.
Sau đó, ngôi miếu cổ được xây dựng thành ngôi Đền đàng hoàng hơn.Từ đây có tên gọi Đền Bia. Cũng từ đấy thì người đến làm lễ, xin thuốc chữa bệnh ngày càng đông. Năm 1846 bà con đến làm lễ xin thuốc đông như chảy hội. Mỗi ngày hàng trăm người làm lễ, ngày nào cũng vậy kéo dài hàng tháng. Bà con nhân dân gọi đó là sự hiển thánh vang khắp toàn quốc. Tin đến tai Vua, Vua Thiệu Trị nổi cơn thịnh nộ, bực dọc phán rằng ta đây (tức nhà vua) là thiên tử Ngọc Hoàng cũng chẳng được một ngày có hàng trăm người lễ bái vậy mà một nhà sư nhãi nhép ở vùng quê mùa hẻo lánh ấy làm gì mà gớm thế, bèn ra lệnh thu tấm bia đục mặt bia và bỏ bia vào ngục tại thủ phủ của tỉnh Hải Dương, bấy giờ là thị xã Hải Dương nay là thành phố Hải Dương. Tấm bia sau khi đục phá bề mặt vất chỏng chơ trong một nhà kho trống rỗng, Một người bồi ngựa trong thủ phủ là người làng Văn Thai thấy thế đem bia về trình với chức sắc trong làng. Thế là người làng Văn Thai cất dấu bia và gầm tượng Phật Bà Quan Âm rồi xây kín lại. Sau khi vua Thiệu Trị qua đời, người dân thôn Văn Thai làm lễ dâng tấm bia ra Đền. Từ đây bà con trong vùng lại tiếp tục làm lễ xin thuốc ngày một đông. Đông nhất vào năm 1936 thời vua Bảo Đại bà con khắp mọi miền đến làm lễ xin thuốc đông không kém gì lần trước được gọi sự lần hiển thánh lần thứ hai…Sau đó ngôi đền được tôn tạo to lớn hơn. Ngoài đến chính còn nhà tiền tế to đẹp, rộng rãi. Tuy nhiên trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đền bị xuống cấp nghiêm trọng.
hang nghin nguoi du le hoi den bia tuong nho vi thanh thuoc nam tue tinh hinh 4
Vườn thuốc nam đền Bia.

Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, Đền Bia là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Ngoài ngôi Đền chính uy nghị còn có nhà Tiền tế, cao to, bề thế, phòng khách trang trọng lịch sự, phòng viết giấy sớ trang nghiêm, phòng bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc theo y học cổ truyền dân tộc, gọn gàng, ngăn nắp..v..v.. Đặc biệt trong khuôn vườn Nhà Đền còn có vườn thuốc Nam với những cây thuốc quen thuộc chữa bệnh khá hiệu nghiệm. Cảnh quan, Nhà Đền cấu trúc tao nhã là sự kết hợp hào hòa giữa yếu tố cổ kính với yếu tố bình dị làm cho Nhà Đền vừa linh thiêng vừa hấp dẫn. Đến đây ta có cảm giác khoan khoái dễ chịu tựa như lạc vào chốn bồng lai giữa đời thường….
 
Hàng năm từ ngày mồng một Tết (âm lịch) đến hết tháng Giêng bà con nhân dân từ Bắc chí Nam về đây làm lễ đông như trảy hội. Riêng ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2 (dương lịch) thay mặt Nhà nước, Bộ y tế tổ chức làm lễ tưởng niệm Đại Danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh.

Đền Bia có thể được cọi là “Chính nhân lịch sử” chứng minh công đức to lớn của bậc “cứu nhân – độ thế” Ngài suốt đời khổ luyện, nguyện tu nhân tích, nguyện dốc lòng cứu chữa người bệnh qua cơn ốm đau, bệnh hoạn. Ngài khởi xướng và xây dựng nền móng nghề thuốc Nam. Đồng thời, giương cao ngọn cờ độc lập, ý thức tự lập tự cường của nền y học dân tộc, để lại cho đời sau những kinh nghiệm chữa bệnh quý báu qua những pho sách vô cùng quá giá..v..v…
Ngài là một vị lương y, một vị thiền sư bình dị nhưng tâm hồn và khí phách, đức độ và tài ba với vợi tận chốn cửu trùng…Tấm lòng tận tụy và sự hy sinh vô bờ bến của Ngài mãi mãi là tấm gương sáng trong tâm thức của dân tộc ta. Ngài được cả dân tộc vinh danh là “bậc Thủy tổ của nghề thuốc Nam” và tôn vinh “Vị Thánh thuốc” cao siêu. Ngài mãi được cả dân tộc yêu thương trìu mến nhưng lại vô cùng tôn kính, được nhân dân cả nước nghiêng mình kính cẩn nguyện mãi mãi thờ phụng Ngài, một bậc vĩ nhân, nhân từ, phúc đức, tài ba lỗi lạc, một vị Tiên Thánh Chí tôn, Chí kính.
Nguyễn Văn Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây